Image Alt

Thiết kế nội thất trường mầm non chuẩn quốc tế từ A dến Z

Chất liệu trong thiết kế nội thất mầm non an toàn

Thiết kế nội thất trường mầm non chuẩn quốc tế từ A dến Z

Bên cạnh mái ấm thì nhà trường cũng là nơi đào tạo và phát triển tài năng cho trẻ. Không gian học tập cũng như vui chơi tại đây giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì thế việc thiết kế nội thất mầm non đang được nhiều đơn vị trường học quan tâm. Trong bài viết bên dưới, TKNT247 sẽ cùng bạn tìm hiểu các thông tin cũng kinh nghiệm xoay quanh vấn đề này.

Bí quyết thiết kế nội thất trường mầm non chuẩn quốc tế:

Trường mầm non là môi trường giáo dục đặc biệt cho trẻ nhỏ nên cần phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định. Bạn nên bàn bạc kỹ lưỡng với đơn vị thiết kế nội thất và thi công để đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu.

Thiết kế nội thất hiện đại, đảm bảo an toàn cho các mầm non

Trẻ nhỏ được ví như những mầm non vì thế bên cạnh tính tiện nghi thì không gian trường học phải đảm bảo được sự an toàn. Đồng thời, cách bố trí các khu vực sinh hoạt trong trường cũng phải đầy đủ và hợp lý.

Thiết kế nội thất sảnh trường mầm non

Thiết kế môi trường giáo dục lành mạnh và tiện ích nhất cho trẻ

Các khu vực sinh hoạt học tập cần thiết trong trường mầm non gồm có:

  • Lớp học
  • Thư viện
  • Phòng máy tính
  • Khu vui chơi
  • Căn tin
  • Phòng vệ sinh

Những vật liệu nội thất trên thị trường thường sử dụng nhiều hóa chất. Đây cũng là một băn khoăn của các bậc phụ huynh đối với sức khỏe của trẻ. Vì thế, các thiết kế nội thất trường mầm non cần lựa chọn kỹ lưỡng vật liệu an toàn.

Các loại vật liệu nội thất an toàn đối với sức khỏe của trẻ gồm:

  • Gỗ công nghiệp
  • Nhựa PP cao cấp

Bên cạnh đó, đơn vị nhà trường cũng nên lắp đặt hệ thống camera hiện đại để phụ huynh có thể theo dõi sinh hoạt của trẻ.

Kích thích tư duy sáng tạo của trẻ bằng không gian học tập thú vị

Chất liệu trong thiết kế nội thất mầm non an toàn

Màu sắc và hình học ngộ nghĩnh trong thiết kế môi trường học

Trẻ mầm non đang ở độ tuổi tò mò và thích khám phá. Chúng thường bị thu hút bởi màu sắc và các hình thù mới lạ. Bạn nên hướng đến việc xây dựng một không gian ngộ nghĩnh với các hình ảnh trang trí sinh động (con số, chữ cái, động vật, phong cảnh,..). Đồng thời kết hợp nhiều màu sắc nổi bật để kích thích tư duy sáng tạo của trẻ. Đây là cách hiệu quả nhất để trẻ có thể vừa học vừa chơi mà không cảm thấy gò bó.

Việc xây dựng không gian trường học thoải mái, vui nhộn còn tạo được cho trẻ cảm giác thân thuộc và yêu thích. Trẻ sẽ xem ngôi trường là ngôi nhà thứ 2 của mình. Nơi mà trẻ có thể tự do học tập, vui chơi, giao tiếp với bạn bè. Khiến cho mỗi ngày đến trường của trẻ đều là một ngày tuyệt vời.

Thiết kế nội thất phòng học thông minh, tiện lợi cho các mầm non

Không gian phòng học trong thiết kế nội thất mầm non

Nội thất phòng học thông minh giúp trẻ tự do phát triển

Giải pháp thiết kế phòng học thông minh đã được ứng dụng phổ biến tại nhiều trường mầm non. Chúng giúp tiết kiệm diện tích và mang lại giá trị sử dụng cao. Các kiểu bàn học đơn có thể ghép lại thành bàn học lớn để họp nhóm hay sinh hoạt. Việc này giúp trẻ có thể linh hoạt trong học tập, tăng khả năng kết nối với bạn bè. Tạo được bầu không khí hòa đồng và sôi nổi trong lớp học.

Bố trí hệ thống ánh sáng  đầy đủ và phù hợp với trẻ

Hệ thống ánh sáng an toàn cho trẻ

Cung cấp đủ sáng cho không gian học tập và sinh hoạt của trẻ

Thị lực của trẻ còn non nớt nên việc đảm bảo đủ ánh sáng là rất quan trọng. Hãy chắc chắn rằng nguồn sáng được phân bổ trong không gian là vừa phải và hợp lý. Vẫn là hai nguồn sáng quan trọng trong mọi không gian: Cửa sổ và đèn điện. Tuy nhiên, với mỗi nguồn sáng bạn cần lưu ý một vài chi tiết.

  • Đối với nguồn sáng nhân tạo từ đèn điện, bạn hãy thiết kế chúng thật thú vị. Ánh sáng chính nên dùng là hệ thống đèn LED âm trần để ánh sáng phân bổ đồng đều. Các nguồn sáng phụ có thể được lồng ghép trong các mô hình động vật hay phong cảnh ngộ nghĩnh.
  • Đối với nguồn sáng tự nhiên từ cửa sổ, bạn nên bố trí cửa sổ cân đối với diện tích phòng. Ánh sáng tự nhiên vừa giúp điều hòa không khí vừa làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Cửa sổ còn giúp mở rộng không gian, tạo cảm giác thông thoáng và dễ chịu cho căn phòng.

Thiết kế nội thất khu vui chơi độc đáo cho các mầm non phát triển toàn diện

Nội thất vận động vui chơi cho trẻ

Nội thất phục vụ cho hoạt động vui chơi vận động an toàn cho trẻ

Trẻ em ở độ tuổi này rất hiếu động vì thế nhà trường nên bố trí một không gian vui chơi đáp ứng được nhu cầu này. Bên cạnh những giờ học trên lớp thì khu vực dành cho các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ rèn luyện thể chất.

Một nội thất phục vụ hoạt động vui chơi vận động cho trẻ trong nhà như:

  • Cầu trượt
  • Bập bênh
  • Nhà banh
  • Vách leo núi

Click “ý tưởng thiết kế nội thất” Xem Ngay Ý tưởng thiết kế nội thất đẹp và dáng vóc của sự duy mỹ

Hướng dẫn thiết kế nội thất mầm non cho từng không gian chức năng:

Mỗi khu vực chức năng trong trường mầm non sẽ đảm nhận các nhiệm vụ riêng biệt. Vì thế, không gian nội thất trong từng khu vực cũng được thiết kế đặc thù, giúp đảm bảo được nhu cầu sử dụng của trẻ.

Không gian học tập trong trường mầm non

Thiết kế phòng học đáng yêu với nhiều màu sắc và không gian thoáng đãng

Các lớp học trong trường mầm non thường được chia theo từng cấp bậc (mầm, chồi, lá). Mỗi cấp sẽ có một chương trình học và cách dạy khác nhau nên cơ sở vật chất cũng tương đối khác.

Mặc dù có sự khác nhau trong quá trình giảng dạy nhưng tiêu chuẩn nội thất cơ bản của một lớp học vẫn phải được đảm bảo. Nội thất bàn ghế, tủ kệ cần phải được thiết kế phù hợp với vóc dáng của trẻ. Tránh trường hợp nội thất quá cao so với tầm với vì dễ xảy ra nguy hiểm.

Bên cạnh vấn đề nội thất thì yếu tố ánh sáng và vệ sinh cũng cần được đảm bảo. Thiết kế nội thất phòng học cần phải bố trí đầy đủ ánh sáng. Đồng thời, sắp xếp nội thất khoa học để tạo nên không gian thông thoáng, sạch sẽ cho trẻ học tập hiệu quả.

Thiết kế nội thất phòng ăn cho trẻ mầm non

Phòng ăn trong thiết kế nội thất mầm non cho trẻ

Nội thất phòng ăn đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ

Mỗi cấp trong trường mầm non đều thiết kế riêng một khu vực phòng ăn. Để tiết kiệm diện tích, bạn có thể sử dụng một bàn ăn lớn để các bé ngồi cùng nhau. Hãy đặt dụng cụ ăn uống cho trẻ ở giữa bàn để hình thành thói quen tự giác cho trẻ. Một lưu ý nhỏ là bạn nên dùng các loại dụng cụ từ nhựa hoặc inox cao cấp để tránh tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm cho trẻ.

Phòng ăn là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi mùi thức ăn và nhiệt độ cao. Vì thế nên thiết kế không gian thông thoáng, bố trí hệ thống khử mùi và thông gió. Việc này giúp đảm bảo an toàn vệ sinh cho quá trình ăn uống của trẻ.

Không gian phòng ngủ trong thiết kế nội thất mầm non

Thiết kế nội thất phòng ngủ cho trẻ mầm non

Thiết kế khu vực nghỉ ngơi của trẻ thật thoải mái và thư giãn

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi cho trẻ sau những giờ học tập và vui chơi. Khác với bảng màu rực rỡ trong khu vui chơi, phòng ngủ trẻ cần tiết chế màu sắc. Bạn có thể ứng dụng các gam màu pastel để tạo cảm giác nhẹ nhàng, đơn giản. Đồ đạc trong phòng cũng cần giảm thiểu để mở ra không gian thông thoáng và thư giãn.

Các thiết kế nội thất giường ngủ của trẻ cũng rất đa dạng. Kiểu giường ngủ gấp gọn tiện lợi sẽ giúp tiết kiệm diện tích hiệu quả. Mặt khác, một số trường sử dụng giường lưới gọn nhẹ, dễ cất giữ và vệ sinh.

Thiết kế khu vui chơi sáng tạo cho trẻ mầm non

Khu vui chơi trong cabin cho trẻ

Khu vui chơi được thiết kế như một cabin bí mật để các bé tự do vận động

Không gian vui chơi thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thật ra lại có tầm ảnh hưởng nhất định đến tư duy và thế giới quan của trẻ. Khu vực vui chơi giúp kích thích khả năng sáng tạo thông qua màu sắc và tranh ảnh ngộ nghĩnh. Dưới sự giám sát của giáo viên, trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tư duy.

Những mô hình trò chơi vận động hấp dẫn có thể giả lập các thử thách ở mức độ đơn giản. Chúng giúp rèn luyện thể chất cho trẻ nhưng phải đảm bảo được tính an toàn. Các KTS cần đo đạc thiết kế và lựa chọn vật liệu kỹ lưỡng.

Thiết kế nội thất khu vực vệ sinh tiện nghi cho trẻ mầm non

Phòng vệ sinh cho trẻ trong thiết kế nội thất mầm non

Phòng vệ sinh được thiết kế cho trẻ tự giác trong sinh hoạt

Là khu vực cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Thiết kế nội thất nhà vệ sinh cho trẻ đề cao công năng sử dụng nhiều hơn. Các loại vật liệu và nội thất cơ bản cần phải được thiết kế an toàn, chống trơn trượt.

Bạn cần sắp đặt nội thất thật đơn giản để trẻ thuận tiện thao tác độc lập. Những vật dụng cần thiết cũng luôn đảm bảo đầy đủ và dễ dàng tìm kiếm.

Các mẫu thiết kế nội thất trường mầm non được các bậc phụ huynh tin tưởng:

Quầy lễ tân trong thiết kế nội thất mầm non

Thiết kế quầy lễ tân cho trường mầm non

Thiết kế nội thất rào chắn an toàn cho trường mầm non

Hệ thống rào chắn an toàn giúp bảo vệ trẻ tối ưu

Sảnh học tập và vui chơi cho trẻ em

Không gian sinh hoạt vui chơi đầy sắc màu đáng yêu của trẻ

Hành lang ngộ nghĩnh trong thiết kế nội thất mầm non

Hành lang giữa các phòng học tràn ngập sắc màu

Phòng học cho trẻ em mầm non

Nội thất phòng học độc đáo cho trẻ phát triển tư duy sáng tạo

Nội thất không gian học tập cho trẻ

Bố trí không gian khoa học cho phòng học của trẻ

Tổng thể khu vui chơi trong thiết kế nội thất mầm non

Hệ thống ánh sáng hợp lý giúp bảo vệ thị lực của trẻ

Trẻ vừa chơi vừa học với nội thất

Các bé vừa chơi vừa học phát triển tư duy toàn diện

Không gian nội thất trong trường học chính là môi trường để trẻ phát triển. Vì thế khi thiết kế các KTS cần phải tìm hiểu rõ định hướng giáo dục của nhà trường. Từ đó xây dựng và sáng tạo được một môi trường hoàn hảo nhất cho các mầm non.

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp được những thông tin cần thiết về thiết kế nội thất mầm non. Hãy ghi nhớ các bí quyết thiết kế để xây dựng được không gian giáo dục thật hiệu quả bạn nhé!

Click “thiết kế nội thất theo yêu cầu” Xem Ngay Thiết kế nội thất theo yêu cầu và các câu hỏi thường gặp