Những nguyên tắc cần biết khi làm nội thất bếp đẹp cho nhà ở
Một căn bếp hoàn chỉnh được cấu thành từ nhiều yếu tố. Sự hài hòa của các yếu tố này tạo nên một không gian nấu nướng hoàn hảo. Trong bài viết này, hãy cùng TKNT247 tìm hiểu kỹ hơn về bố trí nội thất bếp đẹp cho nhà ở nhé.
Nội thất bếp bao gồm những gì?
Bếp là không gian quan trọng trong gia đình. Được ví như “nơi giữ lửa”, tạo ra những món ăn ngon mà mỗi thành viên mỗi khi đi xa đều nhớ về. Một không gian nội thất bếp cơ bản bao gồm những thành phần dưới đây:
Tủ bếp:
Đây là vật dụng quan trọng nhất và không thể thiếu trong khu bếp. Với công năng lưu trữ và sắp xếp đồ dùng, tủ bếp giúp căn bếp của bạn ngăn nắp và gọn gàng hơn. Tủ bếp được thiết kế dựa trên cấu trúc, diện tích và nhu cầu riêng biệt của mỗi gia đình.
Những mẫu tủ bếp hiện đại hiện nay được làm vô cùng đẹp mắt. Các vật liệu công nghệ cao như gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm được ứng dụng rộng rãi. Bề mặt phủ và họa tiết đa dạng không chỉ đảm bảo sự tiện nghi mà còn vô cùng thẩm mỹ.
Dựa vào diện tích và cấu trúc không gian để lựa chọn dạng tủ bếp phù hợp. Một số tủ bếp phổ biến hiện nay như tủ bếp chữ L, chữ I, chữ U hay bếp đảo. Mỗi loại sẽ có những đặc đểm riêng: bếp thẳng chữ I nhỏ gọn; bếp chữ L tiện lợi, giúp khắc phục góc tường; bếp đảo được lắp thêm đảo bếp để tăng không gian lưu trữ và sự tiện nghi.
Bàn ăn phòng bếp:
Bàn ăn cũng là đồ nội thất cơ bản của phòng bếp. Là nơi các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau quây quần thưởng thức món ăn ngon. Vị trí đặt bàn ăn thường được tính toán kỹ lưỡng sao cho vừa tiện lợi cho việc bày biện vừa đảm bảo ngăn cách với mùi bếp.
Bàn ăn được thiết kế đa dạng với nhiều hình thù khác nhau. Đối với các gia đình ít người có thể lựa chọn bàn ăn hình tròn hoặc hình Oval. Loại bàn này không chỉ phù hợp với phong thủy mà còn giúp tăng cường sự kết nối giữa các thành viên. Đối với các gia đình đông thành viên hay cần tiếp khách có thể sử dụng bàn hình chữ nhật cho rộng rãi.
Vật liệu làm bàn ăn vô cùng đa dạng. Thông thường sẽ được đồng bộ với vật liệu làm tủ bếp để tạo nên sự hài hòa giữa các không gian nội thất.
Hệ thống đèn:
Hệ thống đèn đảm nhiệm chức năng chiếu sáng chính cho phòng tủ bếp đẹp. Không giống các không gian khác, ánh sáng chiếu từ trên cao như đèn âm trần không đủ cho nhà bếp. Ngoài nguồn sáng chính này, để đảm bảo an toàn cần lắp thêm các loại đèn ở dưới tủ bếp. Đèn tủ bếp hiện nay thường được lắp âm tủ vô cùng hiện đại; vừa tiện lợi vừa giúp tăng tính thẩm mỹ.
Phụ kiện, thiết bị bếp:
Được coi là yếu tố phụ nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc tạo nên sự tiện nghi của căm bếp. Một số thiết bị cơ bản mà căn bếp nào cũng cần có là tủ lạnh, bếp nấu, bồn rửa. Ngoài ra có trang bị thêm các thiết bị hiện đại khác như máy hút mùi, lò nướng, máy rửa bát,…. Phụ kiện tủ bếp hiện nay cũng phát triên vô cùng đa dạng. Nhằm mang lại sự tối ưu và tiện lợi tuyệt đối cho người đứng bếp. Các phụ kiện được nhiều người dùng yêu thích như khoay chia đa năng, mâm xoay tủ góc, tay nâng,….
Nguyên tắc khi làm nội thất bếp:
Để đảm bảo tính công năng và thẩm mỹ, khi làm nội thất bếp cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc tam giác hoạt động:
Đây là nguyên tắc cơ bản mà bất cứ căn bếp hiện đại nào cũng cần tuân theo. Theo đó, ba khu vực trong bếp là tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu được bố trí thành hình tam giác. Điều này đảm bao rằng thực phẩm được lấy ra từ tủ lạnh, sau đó làm sạch ở bồn rửa và tiến hành nấu. Áp dụng nguyên tắc này vào bố trí nội thất bếp vừa giúp thuận tiện cho các thao tác vừa tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Lựa chọn màu sắc:
Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đến cảm quan không gian. Đối với các căn bếp nhỏ hẹp, nên chọn các màu sắc sáng để tăng cảm giác thông thoáng và rộng rãi. Ngoài ra, tương quan màu sắc giữa các vật dụng cũng cần hài hòa; không nên có sự tương phản quá lớn.
Vật liệu nội thất bếp:
Là môi trường có nhiệt ẩm cao, vật liệu cần được chọn lọc kỹ càng để không ảnh hưởng đến chất lượng nội thất. Nếu làm tủ bếp gỗ thì cần chọn loại có độ bền, khả năng chống ẩm và chịu nhiệt tốt. Đối với các chi tiết có kim loại nên chọn loại không gỉ. Ngoài ra để đảm bảo tính sạch sẽ nên chọn các vật liệu dễ vệ sinh, có khả năng chống thấm và chống bám bụi tốt.
Trên đây là những chia sẻ của TKNT247 về nguyên tắc bố trí nội thất bếp. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để hoàn thiện căn bếp của gia đình. Tuy nhiên để đảm bảo mọi thứ được sắp xếp khoa học, bạn nên liên hệ các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để được tư vấn kỹ hơn.
Click “thiết kế nội thất tủ bếp chữ i” Xem Ngay Những mẫu thiết kế nội thất tủ bếp chữ i đẹp cho nhà nhỏ